Hotline: 1900 6825
Đăng ký/Đăng nhập

Hàng về đồng loạt giảm giá cước vận chuyển chung tay chống dịch

5 điều phải biết để nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam an toàn

Nhập khẩu hàng Trung Quốc

Nhập khẩu hàng Trung Quốc về kinh doanh, hoặc sử dụng tại Việt Nam là xu hướng được nhiều cá nhân, chủ thương lựa chọn. Bởi nguồn hàng tại Trung Quốc phong phú, giá rẻ và quy trình nhập hàng tối ưu khá nhiều về chi phí. Tuy nhiên, nếu bạn lần đầu thực hiện mua hàng Trung Quốc, bạn cần nắm được một số thông tin quan trọng để đảm bảo quá trình nhập hàng diễn ra thuận lợi.

Các hình thức nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam

Hiện nay, để nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam, mọi người thường thực hiện qua hai hình thức sau:

Nhập khẩu Trung Quốc chính ngạch 

Nhập khẩu chính ngạch là hình thức buôn bán mang tính quốc tế cao, được doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài thực hiện bằng hợp đồng ngoại thương theo Hiệp định thương mại đã ký kết. Hàng hóa nhập khẩu chính ngạch thường được nhập về số lượng lớn thông qua cửa khẩu tại biên giới của Việt Nam và Trung Quốc. Quá trình nhập khẩu hàng được kiểm soát chặt chẽ và phải tiến hành khai báo hải quan theo đúng quy định.

Thông thường, nhập khẩu hàng Trung Quốc chính ngạch gồm có 2 hình thức gồm:

  • Nhập khẩu chính ngạch trực tiếp: Đây là hình thức nhập khẩu mà công ty, hoặc doanh nghiệp sẽ trực tiếp đứng tên trong tờ khai hải quan tại mục dành cho người nhập khẩu. Họ cũng trực tiếp là người đàm phán, giao dịch mua bán với nhà cung cấp tại Trung Quốc. Tất cả các bước nhập khẩu hàng hóa, chuẩn bị giấy tờ để thông quan đều do công ty, hoặc doanh nghiệp tự thực hiện. Vì vậy, trong quá trình nhập khẩu nếu xảy ra các rủi ro liên quan đến hàng hóa, hoặc thuế quan thì công ty/doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm toàn bộ.
  • Nhập khẩu chính ngạch ủy thác: Là hình thức mà cá nhân, hoặc doanh nghiệp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu thực hiện giao dịch và nhập khẩu hàng hóa. Theo đó, đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu sẽ đứng tên trên tờ khai, thực hiện tất cả các bước để thông quan hàng hóa theo quy định. Đổi lại, họ có quyền tính phí dịch vụ nhập khẩu ủy thác để thực hiện mọi hoạt động liên quan đến nhập khẩu hàng hóa.
Hình thức nhập khẩu hàng Trung Quốc chính ngạch

Nhập khẩu hàng Trung Quốc tiểu ngạch

Nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa nhỏ lẻ được thực hiện giữa công dân tại khu vực biên giới của Việt Nam và Trung Quốc. Hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch chủ yếu có giá trị thấp, số lượng nhỏ và được chuyển về thông qua cửa khẩu phụ bằng xe tải.

Nhập khẩu hàng Trung Quốc tiểu ngạch là hình thức nhập khẩu hợp pháp, phải thực hiện khai báo theo đúng quy định và chịu sự giám sát chặt chẽ bởi cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên hiện nay, nhiều trường hợp lợi dụng hình thức nhập khẩu tiểu ngạch để vận chuyển chui, hoặc nhập lậu hàng hóa vào Việt Nam nên một số người cho rằng nhập hàng tiểu ngạch là nhập lậu hàng hóa.

Hình thức nhập khẩu hàng Trung Quốc tiểu ngạch

Quy trình nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc gồm những bước nào?

Nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam thường có quy trình khác biệt giữa từng loại hàng mà cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu. Song, về cơ bản quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam sẽ gồm các bước sau (quy trình tham khảo):

Bước 1: Kiểm tra diện hàng nhập khẩu

Trước khi nhập khẩu hàng hóa, cá nhân/doanh nghiệp cần xác định mặt hàng nhập về thuộc diện nào để thực hiện thủ tục nhập khẩu cho chính xác. Thông thường, các diện hàng hóa cần xem xét khi nhập khẩu gồm có:

  • Hàng hóa cấm nhập khẩu: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Bạn có thể xem chi tiết để nắm được thông tin về các mặt hàng cấm nhập khẩu.
  • Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành: Hàng hóa thuộc diện này phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Tùy thuộc vào mặt hàng nhập khẩu mà quy trình và thủ tục kiểm tra chuyên ngành sẽ có sự khác biệt.
  • Hàng hóa phải kiểm tra chất lượng: Là các mặt hàng cần phải kiểm tra chất lượng để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và những quy định về nhãn mác, an toàn, bảo vệ môi trường,… theo quy định của pháp luật. Hàng hóa phải được cấp chứng nhận đạt chuẩn thì mới đủ điều kiện nhập khẩu.
  • Hàng hóa cần xin giấy phép nhập khẩu: Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu được quy định chi tiết tại Phụ lục II Nghị định 69/2018/NĐ-CP của chính phủ. Hàng hóa thuộc diện này phải tiến hành xin giấy phép nhập khẩu trước khi thực hiện nhập khẩu.

Đối với hàng hóa không thuộc các diện trên sẽ được xếp vào nhóm hàng hóa thương mại thông thường. Cá nhân/doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa như bình thường.

Bước 2: Ký kết hợp đồng ngoại thương

Sau khi xác định loại hàng nhập về đủ điều kiện nhập khẩu, cá nhân/doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng ngoại thương (Sales Contract). Đây là hợp đồng giao dịch mua bán giữa cá nhân/doanh nghiệp tại Việt Nam với nhà cung cấp tại Trung Quốc. Hợp đồng được ký kết khi hai bên đồng ý với mọi thỏa thuận và điều khoản trong hợp đồng.

Bước 3: Chuẩn bị bộ chứng từ hải quan

Để thực hiện khai báo hải quan và thông quan hàng hóa khi nhập khẩu hàng Trung Quốc, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan gồm các loại giấy tờ sau:

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Tờ khai hải quan
  • Vận tải đơn (Bill of Lading)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
  • Và một số loại chứng từ khác như giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate), chứng nhận hợp quy,…

Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

Với trường hợp hàng hóa nhập về thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký kiểm tra chuyên ngành sau khi nhận được thông báo hàng đến (Arrival Notice). Quy trình đăng ký được thực hiện theo đúng hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 5: Khai báo hải quan và truyền tờ khai hải quan

Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần khai báo hải quan trên tờ khai hải quan. Quy trình khai báo được thực hiện trên hệ thống VNACCS của Tổng cục Hải Quan. Doanh nghiệp thực hiện khai báo đúng tờ khai, khai báo chính xác mọi thông tin để tránh sai sót. Sau khi hoàn tất khai báo, doanh nghiệp truyền tờ khai để nhận kết quả phân luồng.

Bước 6: Nhận kết quả phân luồng và chuẩn bị hồ sơ hải quan

Thông thường, kết quả phân luồng sẽ được phân theo 3 luồng là luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Tùy theo kết quả phân luồng mà bạn cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các công việc theo quy định:

  • Luồng xanh: Lô hàng được thông quan, không phải kiểm tra hồ sơ và hàng hóa.
  • Luồng vàng: Lô hàng chưa được thông quan, phải kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra hàng hóa trực tiếp. Lô hàng sẽ được thông quan sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ.
  • Luồng đỏ: Lô hàng chưa được thông quan, phải kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bước 7: Nộp thuế nhập khẩu

Trước khi chuyển hàng về kho, doanh nghiệp cần thực hiện nộp thuế cho hàng nhập khẩu để hoàn tất các thủ tục thông quan hàng hóa. Thông thường, các loại thuế phải nộp gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT). Tùy theo loại hàng nhập về, doanh nghiệp có thể phải nộp thêm một số loại thuế khác như thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt,…

Với trường hợp hàng được miễn thuế, thực hiện hoàn tất các khoản thuế (nếu có) theo quy định.

Bước 8: Chuyển hàng hóa về kho

Hàng hóa sau khi thông quan, doanh nghiệp thực hiện nộp phí, lấy phiếu giao hàng để xếp hàng lên xe và chuyển về kho bảo quản và hoàn tất quá trình nhập khẩu hàng Trung Quốc.

Nhập khẩu hàng Trung Quốc
Các bước cơ bản trong quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc (tham khảo)

Nhập khẩu hàng Trung Quốc nên tránh nhập những mặt hàng nào?

Trung Quốc là thị trường hiện đang tập trung nhiều mặt hàng mà người mua tại Việt Nam cần. Do đó, nhu cầu nhập các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc về Việt Nam để kinh doanh, hoặc tiêu dùng của mọi người hiện rất lớn. Tuy nhiên, khi nhập khẩu để tránh những vướng mắc trong quá trình nhập hàng, bạn nên tránh nhập một số mặt hàng Trung Quốc sau:

Lương thực, thực phẩm khô

Đối với các loại lương thực, thực phẩm khô có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc thường gây ra nhiều nghi ngờ về chất lượng cho người mua tại Việt Nam. Bởi vậy, sản phẩm này thường không được ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu tìm được nguồn cung hàng uy tín, đảm bảo hoàn toàn về chất lượng thì bạn vẫn có thể nhập khẩu.

Các loại rau củ quả không đảm bảo

Với các loại rau củ quả không đạt các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định, có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định, bạn tuyệt đối không lựa chọn nhập về Việt Nam.

Thực phẩm tươi sống

Nhập khẩu thực phẩm từ Trung Quốc về Việt Nam phải trải qua quá trình kiểm duyệt vô cùng gắt gao. Ngoài ra, quá trình vận chuyển về cũng gặp nhiều bất lợi. Vì vậy, để tránh những vướng mắc khi nhập khẩu, bạn nên tránh nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam.

Một số lưu ý cần biết khi nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam

Để quá trình nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần nắm chắc cho mình một số lưu ý sau:

  • Kiểm tra đúng thông tin hàng hóa nhập khẩu: Doanh nghiệp cần kiểm tra thông tin về hàng hóa như: tên, nguồn gốc xuất xứ, đóng gói, nhãn dán hàng hóa, …. để tránh những rủi ro về nhập khẩu hàng hóa không đúng thông tin.
  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết: Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật đối với mặt hàng mình nhập khẩu để chuẩn bị các chứng từ liên quan đến lô hàng. Việc này giúp quá trình thông quan hàng hóa được nhanh chóng và tránh phát sinh chi phí.
  • Lưu ý kỹ các mặt hàng cấm nhập khẩu: Danh mục các hàng hóa cấm đã được quy định tại Phụ lục I Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Việc lưu ý những mặt hàng này đảm bảo doanh nghiệp không vi phạm pháp luật và tránh được các rủi ro liên quan đến từ việc nhập khẩu hàng hóa cấm.
  • Lưu ý về các điều khoản hợp đồng: Việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng giúp doanh nghiệp tránh vi phạm các điều khoản hợp đồng. Các điều khoản trong hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp và nhà cung cấp.
Nhập khẩu hàng Trung Quốc
Một số lưu ý khi nhập khẩu hàng Trung Quốc bạn cần biết

Nhập khẩu hàng Trung Quốc uy tín nên chọn Hàng Về Logistics

Bạn có nhu cầu nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam? Nhưng bạn chưa biết thực hiện nhập hàng như thế nào vừa đảm bảo chất lượng, vừa tiết kiệm lại nhanh chóng, an toàn? Đừng lo! Hàng Về Logistics sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này!

Là đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm chuyên order & vận chuyển Trung – Việt, Hàng Về Logistics cam kết mang đến cho bạn dịch vụ chất lượng “5 chuẩn”:

  • Chuẩn chi phí: Đảm bảo chi phí mua hộ và vận chuyển được công khai minh bạch đến khách hàng. Theo đó, chi phí mua hộ cam kết chỉ từ 1% giá trị đơn hàng và chi phí vận chuyển chỉ từ 8.000đ/kg.
  • Chuẩn chuyên nghiệp: Quá trình mua hàng chuyên nghiệp, đặt hàng chính xác, nhanh chóng theo đúng yêu cầu của khách hàng.
  • Chuẩn chất lượng: Hàng hóa order đảm bảo đều được cung cấp bởi đối tác uy tín, hàng đạt chuẩn về chất lượng.
  • Chuẩn thời gian: Thời gian vận chuyển hàng Trung – Việt chuẩn theo cam kết, chỉ từ 3 – 5 ngày. Hỗ trợ xử lý thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa theo đúng quy định.
  • Chuẩn uy tín: Cam kết trách nhiệm đầy đủ, cam kết bồi thường đầy đủ cho trường hợp order sai, vận chuyển hàng Trung – Việt không an toàn. Cam kết hỗ trợ tận tình và xử lý mọi vấn đề nhanh chóng 24/7.

Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn và tìm hiểu về dịch vụ của Hàng Về Logistics, bạn vui lòng liên hệ hotline: 1900 6825.

Với chia sẻ trên đây của Hàng Về Logistics, hy vọng bạn đã nắm được các thông tin cơ bản để thực hiện nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam. Để được hỗ trợ mua hàng và vận chuyển Trung – Việt, bạn có thể liên hệ ngay với Hàng về Logistics.